Categories
Truyen Ngan

Mong Nguoi Viet Minh Tot Dep Hon – Nguyen Khanh Vu


Warning: Zend OPcache API is restricted by "restrict_api" configuration directive in /srv/users/serverpilot/apps/doctruyenaudio/public/wp-content/plugins/tubepress/vendor/tedivm/stash/src/Stash/Driver/FileSystem.php on line 253

YouTube responded with an error: The request cannot be completed because you have exceeded your <a href="/youtube/v3/getting-started#quota">quota</a>.

Truyen Audio Ngan Mong Nguoi Viet Minh Tot Dep Hon – Nguyen Khanh Vu. Mong Người Việt Mình… Tốt Đẹp Hơn

Listen to audio feed – Right click save as

Tác giả tự giới thiệu: Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã tham gia với bài “Nước Mỹ và tôi” vào năm đầu tiên,  và mới nhất là các bài “Không Cho Phép Mình Quên”; “Homeless tại Mỹ.”

***

Mới đầu tôi đặt tựa đề cho bài viết này là “Người Việt xấu xí” nhưng nghe nó giông giống “Người Tàu xấu xí” hay “Người Mỹ xấu xí”, nên tôi đổi lại.

Ông bà mình nói “vạch áo cho người xem lưng” là điều không tốt nhưng tôi không nghĩ tôi đang làm như vậy khi viết bài này. Chỉ xin viết lại ít nhiều điều tai nghe mắt thấy với một thiện ý mong sao mọi chuyện sẽ hay hơn, đẹp hơn.

“Má được nhận vô làm cho hãng Mỹ rồi con. Má mừng quá”, Má tôi vui mừng chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình. “Má nghe nói có benefit đủ hết đó, có nghỉ bệnh, nghỉ lễ, rồi cả nghỉ phép có ăn lương nữa. Đồ may Má nghĩ cũng không khó lắm, họ may đồng phục cho mấy trường học. Giờ giấc cũng thoải mái, miễn sao mình làm 40 giờ một tuần là được”, Má tôi nói tiếp.

Thiệt là mừng cho Má tôi. Suốt mấy năm trước Má tôi làm cho mấy hãng của người Việt nam. Lương đã thấp mà giờ giấc thì … không có giờ giấc gì hết. Ngày làm 10 tiếng là tối thiểu, khi nào hàng gấp thì coi như … cắm trại luôn. Không được hưởng bất kỳ một quyền lợi nào, hôm nào bệnh quá phải ở nhà là coi như ngày đó mất sở hụi. Người Việt mình qua Mỹ lâu rồi mà mọi tính hay tật xấu gì cũng giữ lại hết trơn. Tệ nhất là nạn ma cũ ăn hiếp ma mới.

Mừng cho Má tôi được vô làm chỗ mới chẳng được mấy ngày, thì ai cũng lo khi nhìn sắc diện của Má tôi sao mệt mỏi quá, thất thần quá. “Mẹ có khỏe không?”, bà xã tôi hỏi thăm trong bữa ăn. “Má cũng bình thường”, Má tôi trả lời. “Má đi làm chỗ mới, có chuyện gì không?”, nhỏ em tôi tiếp lời. Được lời như mở tấm lòng, Má tôi trút hết với giọng nghẹn ngào. “Mấy bữa nay Má có đêm nào ngủ được đâu con, từ hôm đi làm chỗ mới tới giờ”. Nghe qua, cả nhà ai cũng sửng sốt. “Chỗ Má làm có cái cô cũng là người Việt nam mình, làm supervisor nhưng cứ kiếm chuyện hù dọa, làm khó làm dễ Má hoài. Bà chủ nói Má đang trong thời gian học việc, vậy mà cô ta cứ nói Má sẽ bị đuổi nếu làm chậm”. “Sao Má không nói chuyện với bà chủ, nghe tức quá”, tôi cao giọng. Nhỏ em tôi thì không nói gì nhiều, nhưng hôm sau nó âm thầm đến công ty của Má tôi, xin gặp người chủ của công ty. Tiếp nó là một người phụ nữ da trắng ngoài 50, rất dễ thương và lịch thiệp. Bà ta hoàn toàn bất ngờ khi nghe nhỏ em tôi trình bày. “Tôi rất lấy làm mắc cỡ vì có một người đồng hương như cái cô supervisor Việt nam này”, nhỏ em tôi kết luận. Bà chủ công ty hết sức cám ơn nhỏ em tôi và hứa sẽ tìm hiểu thêm.

Chẳng bao lâu, cô supervisor này bị cho nghỉ việc. Và sau ngày đó, Má tôi được nghe kể không biết bao nhiêu chuyện trời ơi về cô ta từ những người Việt nam khác trong công ty. “Chị biết không, hồi trước ngày nào em cũng phải làm hay mua đồ ăn sáng cho cổ hết đó!”, cô B. kể lại. “Còn em hả, cổ tới nhà chơi, thấy nhà em có cái máy chạy bộ, cổ nói cổ thích quá. Thế là ông xã em cho em chở đi cống cho cổ luôn đó!”, cô K. nghẹn lời. “Từ ngày cổ bị nghỉ việc, đi làm thấy vui hơn nhiều”, ông M. thêm lời.

“Con ơi, chắc Má nghỉ làm quá, chịu không nổi con ơi!”, Má vợ tôi buồn rầu nói. “Sao vậy Má, Má mới làm có vài ngày. Chuyện gì vậy Má?”, vợ tôi nhỏ nhẹ.  “Má cũng biết là Má mới có bằng, mình làm chưa giỏi như người khác nhưng Má nghĩ tới phiên của mình sao họ lại giành, mà bà chủ cũng không nói gì hết”, Má vợ tôi phân trần. “Má ơi, cái nạn người cũ ăn hiếp người mới là thường lắm, Má chưa quen nên buồn. Chủ thì họ cũng chỉ biết lợi cho mình nên thường nhắm mắt khi thấy hoặc nghe về những người thợ lâu năm của họ chèn ép, giành khách của những người mới như Má. Má ráng làm cho quen việc, lấy chút kinh nghiệm rồi mình kiếm chỗ khác làm, nha Má”, bà xã tôi an ủi. “Nói dzậy thôi chứ Má đâu có bỏ việc nhưng so với hồi làm ở cái tiệm trên khu Mỹ trắng của cô K. thì nản thiệt đó con. Tiền tip đã ít hơn mà hễ khách nào khó chịu, việc nào mất nhiều thời gian thì họ cứ lừa qua cho mình làm chết luôn”, Má vợ tôi thêm vào. Cái nạn ma cũ hiếp ma mới, nạn bè phái của người Việt mình thì tôi nghe hoài. Đối với cấp trên thì nịnh hót, còn đối với người cùng làm chung hay thuộc cấp thì đè nén, ăn hiếp người ta.

Hồi tôi còn làm cho một công ty trên Long Beach, công ty này cũng khá lớn, toàn thể nhân viên cũng khoảng hơn 2 ngàn. Trụ sở chính của công ty nằm mãi bên Atlanta, Georgia. Hồi đầu mới vô tôi rất vui mừng khi biết người manager trực tiếp của mình và một vài anh em trong nhóm là  người Việt nam. Nhưng chỉ sau một tháng thì tôi nản vô cùng. Công việc nào khó nuốt thì họ đùng đẩy hết cho mình. Bản thân tôi thì không bao giờ sợ, vì luôn thích được thử thách với công việc mới, xem nó như cơ hội để học hỏi với mong muốn duy nhất, công sức của mình được ghi nhận đúng đắn. Nhưng thực tế lại rất đáng buồn. Dù mình làm cực bao nhiêu, nếu mọi chuyện tốt đẹp thì hàng lãnh đạo cấp cao của công ty không hề biết, mọi khen thưởng người manager này hưởng trọn, nhưng nếu có trục trặc, thì tên mình sẽ “được” người manager này nêu ra rất kỹ càng trong các cuộc họp. Người Việt mình có khuynh hướng chê bai người gốc Mexico, nhưng tôi thấy họ rất đoàn kết và bảo vệ lẫn nhau. Có bao giờ bạn thắc mắc là tại sao tại các tiệm ăn fastfood, từ Mc Donald, Burger King, Carl’s Junior, … chỉ toàn là người gốc Mexico từ người quản lý, đến toàn thể nhân viên không?

“Chú ơi, tiềp ‘tip’ tụi cháu không lấy được đâu, chủ họ thâu hết”, một anh thanh niên nói nhỏ vừa đủ cho Ba vợ tôi nghe. “Chú ra ngoài, rồi cháu đi theo nha”, ông nói nhỏ và ở ngoài khu đậu xe ông đã dúi cho anh ta một ít tiền mà lẽ ra ông đã có thể  để lại trên bàn như  thông lệ.  Tôi thấy rất mắc cỡ khi chứng kiến cảnh này. Những người chủ các tiệm ăn này có lẽ lương tâm họ nghèo quá hay phần tự trọng trong họ không còn. Lái xe Lexus, Mercedes mà làm gì khi ăn chận những đồng tiền ít ỏi dành cho người làm công của mình. An mặc sang trọng, ở nhà cao cửa rộng mà làm gì khi bóp cổ người làm thuê với đồng lương rẻ mạt. Gia đình tôi đã cùng nhau lập và chuyền cho bạn bè một danh sách những tiệm ăn mà chủ nhân của chúng ăn chận tiền khách dành cho những người phục vụ và quyết định sẽ không đến ăn những nơi này nữa hay sẽ gửi tiền tip riêng cho người phục vụ một cách kín đáo chứ chẳng bao giờ để lại trên bàn nữa.

Có người nói để đánh giá sự tiến bộ của một dân tộc hãy nhìn vào cách mà họ hành xử nơi công cộng. Nếu thước đo này đúng với giá trị của nó, thì thật buồn cho người Việt mình.

Một lần tôi với bà xã đang bật đèn ngồi chờ một chiếc xe de ra trong một khu chợ Việt nam trên đường Bolsa, thì không biết từ đâu ra một chiếc xe thể thao thật nhanh lao vô giành, bước xuống xe là một thanh niên ăn mặc bảnh bao, đang huyên thuyên trên điện thoại, rồi vô cùng tự nhiên bước đi dù nhìn thấy chúng tôi.  Có lẽ trong thâm tâm, anh ta nghĩ anh ta thật tài giỏi vì đã dành được chỗ đậu xe.  Ba tôi kể lại có lần chứng kiến một thanh niên dành chỗ đậu xe với một bà cụ ở trung tâm Công giáo, ông đã lên tiếng nhắc nhở anh ta. Để đáp lại và chắc là để chứng tỏ anh ta có trình độ ngoại ngữ giỏi hay đã “hội nhập” vào cuộc sống ở quê hương mới, anh ta nhanh nhẹn đưa ngón tay giữa về phía Ba tôi, rồi … rảo bước vào nhà thờ! Không biết chừng,  anh ta đã chẳng hiên ngang lên nhận mình thánh chứ chẳng chơi!

Một lần khác, tôi đang dừng xe chờ đèn xanh, tiếng nhạc thật to từ làn xe bên cạnh đã thu hút sự chú ý của tôi. Trong chiếc xe Mercedes bóng loáng, là một cô gái rất trẻ, trang điểm rất bắt mắt, đang chu đôi môi đỏ mọng qua cửa xe. Thoạt đầu tôi chỉ nghĩ chắc cô ta muốn nhả khói thuốc qua cửa xe, nhưng không phải vậy, mà từ làn môi xinh đẹp đó một dòng nước miếng được phun thẳng ra, bay phọt lên cao, rơi xuống đường. Thật kinh khủng! Nhưng không chỉ có vậy, ngay sau đó, cửa xe được mở ra, và với một vẻ mặt bình thản, cô ta thật nhanh đổ vội xuống đường tất cả những gì còn sót lại từ ly cà-phê Starbuck, rồi đóng cửa xe thật mạnh, rồ ga vọt ngay khi đèn vừa chuyển sang xanh.

“Tao rất ghét lái xe xuống khu Việt nam của mày. Người Việt mày làm như đang lái xe trên đường riêng của họ vậy!”, một thằng bạn Mỹ làm chung chỗ tôi nhận xét. Chỉ tội cho nó, vì trót thích món phở áp chảo mà tôi một lần giới thiệu, nên vẫn cứ phải mò xuống Little Saigon vào cuối tuần. Rất nhiều người lái xe cắt mặt người khác mà không thèm bật đèn xin đường hay ít nhất cho thấy dấu hiệu họ sẽ chuyển làn. Chẳng những thế họ còn có thái độ rất ngông nghênh, vẻ mặt trông chẳng giống con giáp nào. Họ phóng rất mau để chứng tỏ với bàn dân thiên hạ rằng họ đang là sở hữu chủ của những chiếc xe đắt tiền, sang trọng. Một lần tôi bị một chiếc xe Mercedes cắt mặt trên xa lộ 22, đoạn ra 405, đi về hướng phi trường LAX. Người lái xe liên tục sang làn đường từ bên trong mà không có một tín hiệu nào và cắt ngang làn đường dành cho carpool, ngay trước đầu xe tôi. Tôi nhấn còi nhẹ để nhắc anh ta. Để đáp trả, qua kiếng chiếu hậu anh ta đưa ngay ngón tay giữa về phía tôi một cách nhanh chóng và thuần thục, như một phản xạ. Anh ta còn trẻ, trông có vẻ dân có học (tôi hy vọng thế, vì tôi thấy anh ta đeo kính trắng), nhưng hành động thì không thể nói là … có học được. Trên xe anh ta, tôi nhìn thấy còn có một người phụ nữ cùng hai cô bé con. Hai cô bé nghĩ gì khi nhìn thấy Ba (hay anh) của chúng hành xử như vậy? Tôi cũng từng chứng kiến rất nhiều người ngang nhiên lái xe đi ngược chiều trên các con đường nhỏ trong các bãi đậu xe quanh nhà thờ hay các trung tâm thương mại. Đã thế họ lại còn có thái độ gây hấn với các xe đang đi đúng chiều. Thật không thể hiểu nổi!

Xả rác bừa bãi tại các công viên, bãi biển, những nơi công cộng cũng là một thói quen rất xấu, theo tôi nghĩ. Đành rằng tại những nơi này luôn có các nhân viên lo chuyện đó, nhưng nếu chúng ta ý thức giữ gìn vệ sinh chung, mọi chuyện sẽ đẹp hơn. Và dù rằng rất dễ dàng để tìm ra các thùng rác vì chúng được đặt hầu như khắp nơi, nhưng có lẽ do trong tuần những người Việt này làm việc cực nhọc quá nên họ không còn sức lực để nhặt nhạnh vài mảnh khăn giấy cũ hay ít chai nhựa đã dùng xong, bỏ vào thùng. Một vài tuần trước, tôi đưa gia đình ra chơi ở bãi biển Huntington Beach . Mọi người đang ngon lành ăn trưa, vui vẻ hàn huyên, các cháu bé thì chạy quanh vui đùa, thì phải chứng kiến một cảnh tượng mà bây giờ viết lại tôi còn thấy buồn và rất mắc cỡ. Cách chỗ chúng tôi ngồi không xa, là một phụ nữ 50 ngoài và một cô bé chừng 3 tuổi, mà tôi đoán chừng là cháu nội hay ngoại. Qua trang phục, nón lá, và qua tấm chiếu, có in hình rồng phụng màu đỏ, trải trên cát, tôi đoan chắc 99.9%, đây là người Việt nam. Và chúng tôi đã trố mắt nhìn nhau, không nói được lời nào, khi thấy bà ta từ tốn cởi đồ cho cô bé con, và cô bé cũng từ tốn ngồi xuống … ì ngay trên cát, mặc dù nhà vệ sinh công cộng chỉ cách đó chừng 50 thước! Cô bé con 3 tuổi, mặt như thiên thần, thản nhiên và bà của cô, 50 tuổi, cũng hết sức rất thản nhiên. Sau khi cô bé làm xong phần việc của mình, người phụ nữ đó, với vẻ mặt ung dung, lấy chân đùa cát để lấp đi những gì cô cháu gái vừa thải ra, và rồi, hai bà cháu tiếp tục vui đùa như thể … chuyện nhỏ mà! Tôi nhìn quanh và lo sợ phản ứng của những người Mỹ đang tắm nắng xung quanh. Thật may mắn, họ chỉ đưa mắt nhìn nhau, nói gì đó mà chỉ có họ với nhau có thể nghe được, rồi thu xếp rời khỏi chỗ. Tôi nghĩ nếu họ lên tiếng, không biết chừng chúng tôi đã có thể có dịp nghe những tiếng Đức hay tiếng Đan Mạch, từ người phụ nữ Việt này. Mong thay đây chỉ là trường hợp ngoại lệ, thật ngoại lệ.

Đi chợ nhìn người ta lựa trái cây mà xót cho chủ chợ. Để lựa được một vài trái táo, thì nhiều người đã quăng, ném chừng vài chục trái khác. Có lẽ họ áp dụng câu “khách hàng là Thượng Đế” kỹ quá. Lựa xong cho  họ, phần còn lại chắc chủ chợ chỉ còn nước đem bán rẻ hay đổ bỏ vì dập hết. Không biết “policy” của chợ có cho khách hàng ăn thử không, nhưng tôi chứng kiến nhiều người rất tự nhiên bẻ chuối từ trong nải hay moi một vài trái nho trong bịch, ăn ngấu nghiến. An xong nếu thấy không vừa ý, lịch sự một chút, thì họ bỏ phần dư vô thùng rác, tệ hơn có người nhét luôn mấy trái còn dư vô trong bịch rồi phán to “nho gì mà chua lè!”.  Và cũng rất nhiều lần tôi nhìn thấy những lon nước, những ly cà phê dùng xong để bừa bãi trên các kệ hàng. Có lẽ những người này lo rằng nhân viên trong chợ không có việc làm.

Việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng thì khủng khiếp hơn nhiều, bất kể tại nhà thờ, chợ, hay nhà hàng loại bình dân cho đến sang trọng. Đây là lý do chính mà tôi luôn tìm cách thoái thác khi đám bạn Mỹ đòi đi ăn đồ ăn Việt Nam trong giờ nghỉ trưa. Tôi thường phải đi “tiền trạm”, ngoài việc để ý nhà hàng nào có món gì  ngon thì luôn phải ghé thăm “lăng Bác hồ” tại đó và ghi nhận sự vệ sinh của nó. Nhớ một lần tôi đang ngon miệng với một tô bún bò thì nhóc con của tôi đòi đi tiểu. Tôi năn nỉ nó “con ráng một chút nha, Ba đưa vô mall rồi đi”, nhưng thằng bé chẳng chịu hiểu cho nỗi lòng của tôi.  Dẫn nó vô, nhìn quanh những chỗ để “thải chất lỏng”, thì chỗ nào cũng đầy những vũng nước vàng vàng trên mặt sàn và tung toé trên bàn cầu. Tôi nhón gót bế nó, rồi đẩy nhẹ cánh cửa vào một chỗ để “thải chất rắn”, thì eo ôi còn khủng khiếp hơn. Toàn bộ “chất thải” của ai đó còn “nguyên xi” trong bồn cầu. Thằng bé khóc thét lên “đi ra, đi ra đi Ba”. Tôi thì khỏi nói, sau đó chẳng còn nhúng đũa được nữa, chỉ ngồi im ngó quanh mà chẳng dám kể lại “chuyện bây giờ mới kể” và thầm mong mọi người ăn mau mau một chút để còn dzọt.

Sống tử tế cũng khó, nhưng cũng không quá khó, tôi nghĩ thế. Vài mẩu chuyện kể lại với thiện ý mong sau mọi chuyện sẽ tốt hơn, đẹp hơn cho cộng đồng chúng ta nơi quê hương mới. Toà soạn có thể chua thêm hàng như sau “các nhân vật trong các mẫu truyện trên là hư cấu”, để tránh sự khó dễ có thể có, từ ai đó.

Nguyễn Khánh Vũ