Hồi Ức Về Những Cô Gái Điếm Buồn Của Tôi Memories of My Melancholy Whores
Nguyên Tác: Tiếng Tây Ban Nha: Memoria de mis putas tristes
Tac giả (Colombia): Gabriel Garcia Marquez
Biên dịch (Việt): Lê Xuân Quỳnh
Người đọc: Ái Hoà
Mời nghe thêm một truyện đọc hay.
Bị cấm tại Iran. Cuốn tiểu thuyết của nhà văn nổi tiếng người Colombia Gabriel Garcia Marquez vừa bị cấm lưu hành tại Iran. Bản dịch tiếng Farsi [1] đã cố tình tránh tiêu đề gây sốc của tác phẩm bằng cách thay từ “những cô gái điếm” thành “những người tình”. (Iran là đất nước nổi tiếng có chế độ kiểm duyệt khắt khe)
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia
Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (tiếng Tây Ban Nha: Memoria de mis putas tristes) là tác phẩm văn học của nhà văn người Colombia Gabriel Garcia Marquez, người đã đoạt giải Nobel văn học năm 1982. Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn dưới dạng hồi ức, cũng giống như các tác phẩm khác của ông như Trăm năm cô đơn, Sống để kể lại… Truyện có lối kể tự sự đơn giản, nhịp kể đều đều nhưng rất hấp dẫn bởi nhiều luận điểm mang tính triết lý giản dị nhưng sâu sắc. Truyện khiến người đọc liên tưởng đến tác phẩm Người đẹp say ngủ của Kawabata Yasunari. Những ông già trong tác phẩm của họ đã tìm thấy một tình cảm đẹp trong cố gắng tuyệt vọng để tìm lại tuổi trẻ. Đó chính là một niềm thương xót con người, đặc biệt là với những người phụ nữ. Cuốn sách đã được phát hành với số lượng lớn chỉ sau tuần lễ đầu tiên và hiện nay, nó đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
LỜI GIỚI THIỆU
Gabriel García Márquez được bạn đọc Việt Nam biết đến qua bản tiếng Việt chuẩn xác và giàu cảm xúc của cố dịch giả Nguyễn Trung Đức, với “Trăm năm cô đơn”, “Tình yêu thời thổ tả”, “Ngài đại tá chờ thư”, “Tướng quân giữa mê hồn trận”, “Giờ xấu”, “Mười hai truyện phiêu dạt”…Và gần đây là tự truyện nổi tiếng “ Sống để kể lại” qua bản dịch của Lê Xuân Quỳnh.
Với tư duy nghệ thuật độc đáo, Márquez đã thể hiện trong các tác phẩm của mình một tình yêu vừa thơ ngây vừa sâu sắc, mãnh liệt đối với con người, với cuộc đời. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng lớn, trong đó có giải Nobel văn học vào năm 1982.
Có một lần G.G Márquez đã nói: “Trên thực tế, mỗi nhà văn chỉ viết một cuốn sách. Cuốn sách mà tôi đang viết là cuốn sách về “cái cô đơn”.
Quả thực, sau hơn 50 năm cầm bút, Márquez đã vẫn viết về cái cô đơn trong một câu chuyện khác, tác phẩm “ Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi”.
Đó là câu chuyện của một nhà báo già. Sinh ta trong một gia đình trung lưu nhưng ông sớm mồ côi cha mẹ. Trong căn nhà cũ kỹ, ông đã sống một cuộc sống hoàn toàn cô đơn, không vợ con, không bạn bè. Ông đã từng dạy ngữ pháp tiếng La Tinh và Tây Ban Nha. Sau đó, ông biên tập tin tức và viết bình luận âm nhạc cho một tờ báo địa phương đến năm 90 tuổi. Và chính trong buổi sáng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 ấy, ông bỗng ao ước có một đêm tình ái nồng say với một thiếu nữ còn trinh nguyên.
Cái ý muốn kỳ lạ đó thôi thúc ông đến độ ông tìm cách liên hệ với một người đàn bà mối lái mà ông quen từ ngày còn trẻ, nhờ bà ta giúp đỡ bất chấp nỗi xấu hổ.
Ông đã đến nơi hẹn với một cô bé đang say ngủ. Khi ông ra về, ông đặt lên trán cô nụ hôn vĩnh biệt và lời cầu Chúa giữ hộ trinh tiết cho cô. Thế nhưng, chính sự cô đơn của tuổi già đã khiến ông nhiều lần nữa đến gặp cô bé. Mỗi lần, ông lại thêm yêu thương cô. Ông đem những bức tranh, những bó hoa, những cuốn sách… bày trong căn phòng để sớm mai, khi thức dậy, cô bé cảm thấy ấm cúng. Ông hát ru cô bé bài hát về Delgadina – cô công chúa út được vua cha yêu quý. Ông gọi cô là Delgadina. Ông nhận thấy sự hiện diện vô hình của cô trong căn nhà vắng lặng của ông. Cuộc sống nhàn tẻ, nghèo cực của ông như có một ý nghĩa, đó là niềm yêu thương, lo lắng cho tương lai của cô bé. Lần đầu tiên, ông nhận ra “Niềm thích thú thực sự khi được ngắm nhìn thân thể người phụ nữ ngủ say mà không bị áp lực của dục vọng hay bối rối vì ngượng ngùng”.
Tác phẩm “hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi” của G.G. Márquez khiến người đọc nhớ đến “Người đẹp say ngủ” của nhà văn Kawabata. Thật kỳ lạ cho cuộc gặp gỡ giữa hai nhà văn sống trong hai nền văn hoá xa nhau, khác lạ với nhau là Mỹ La Tinh và Nhật Bản. Những ông già – nhân vật trong tác phẩm của họ, trong cố gắng tuyệt vọng để tìm lại tuổi trẻ đã tìm thấy một tình cảm khác. Đó là niềm thương xót với con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Nhân vật của Kawabata khi đến ngủ bên người phụ nữ đã có ý nghĩ: “Đến đấy ngủ giống như ngủ với Đức Phật nấp kín đâu đây vậy”. Trong một cách hành xử khác, một cách diễn đạt khác, nhân vật của G.G.Márquez cũng đạt được tình cảm thanh khiết đó.
Đối với G.G.Márquez viết về “Cái cô đơn” của một con người, một dòng họ, một đất nước chính là để “sáng tạo ra một huyền thoại khác hẳn, một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình, ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự; và nơi những dòng họ bị kết án Trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ nhất để tái sinh trên mặt đất này” (diễn văn nhận giải Nobel văn chương của Márquez – theo Nguyễn Trung Đức).
Tất cả 5 chương
00: LỜI GIỚI THIỆU http://www.mediafire.com/?9gvk4uh1g6ie009
01: Chương 1 http://www.mediafire.com/?b7aovcpirfwc7cl
02: Chương 2 http://www.mediafire.com/?mnpmxf11h9m3p3p
03: Chương 3 http://www.mediafire.com/?ltgql5r7d0z5545
04: Chương 4 http://www.mediafire.com/?bfefd8urojl0in2
05ket: Chương 5 http://www.mediafire.com/?5edatkwq1cdbnsu